Diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, Tết Trung Thu là dịp để sum vầy, nhâm nhi món bánh trung thu và trao nhau những lời chúc. Đây là một trong những ngày lễ được mong chờ nhất trong năm, song chỉ có số ít người hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết dân gian này.
Tết Trung Thu, còn được biết đến với cái tên Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, có nguồn gốc từ nền văn hoá Á Đông, đặc biệt là từ Trung Quốc và Việt Nam. Lễ hội này đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, xoay quanh tín ngưỡng về sự gắn kết giữa con người và tự nhiên.
Tương truyền rằng, Tết Trung Thu từ lâu đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với thần Rồng vì đã mang mưa đến cho mùa màng bội thu, giúp cho cư dân có cuộc sống no ấm.
Lễ hội được mở ra linh đình trong cung điện với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Mặt khác, bởi vua là ‘thiên tử”, là con trời, nên người dân khắp nơi cũng theo đó mà ăn mừng lễ hội, tổ chức múa lân trung thu và bày trí mâm cỗ với trái cây và bánh trung thu truyền thống.
Tết Trung thu được giải thích qua rất nhiều sự tích khác nhau, kinh điển nhất vẫn là hình tượng Chú Cuội và ông Địa. Cùng Le Sands xem qua câu chuyện về các nhân vật này nhé!
Chuyện kể về Cuội, một người sống bằng nghề tiều phu vô tình phát hiện cây thuốc tiên và quyết định đào gốc mang về. Khi cứu giúp một lão ăn xin, ông ta kinh ngạc dặn Cuội rằng cây phải luôn được tưới nước sạch, chớ tưới nước bẩn khiến cây bật gốc bay lên trời.
Nhờ có cây thuốc “cải tử hoàn sinh”, Cuội cứu được nhiều người, vang danh khắp nơi và cưới được vợ. Song vợ Cuội lại mắc tật hay quên. Một ngày nọ, người vợ đã phạm sai lầm lớn khiến cây bay lên trời. Cuội vì cố giữ cây quyết không buông mà bị kéo lên cung trăng.
Từ đó, hình ảnh “Chú Cuội ngồi gốc cây đa” đã trở thành biểu tượng của ngày Tết Trung Thu. Cứ vào đêm trăng sáng và tròn nhất, người ta lại mở kịch tái hiện hoạt cảnh ly kỳ về chú Cuội, sau đó nhâm nhi bánh trung thu, tổ chức múa lân trung thu và cùng nhau phá cỗ.
Truyền thuyết kể rằng, vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú ăn thịt người lúc nào cũng xuất hiện phá phách vào dịp Tết Trung thu. Khi ấy Đức Phật Di Lặc đã hoá thân thành ông địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành ăn thực vật.
Học theo đức Phật, Lân ăn chay, niệm Phật, sống ở những nơi thanh bình. Mỗi năm ông Địa đều dẫn lân đi vui Tết Trung thu và mang phúc lành cho con người. Tập tục múa lân trung thu cũng xuất phát từ đó.
Là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm, Tết Trung Thu không chỉ mang giá trị văn hoá sâu sắc mà còn là thời điểm để vui chơi, đoàn tụ. Hãy cùng Le Sands khám phá những ý nghĩa mà ngày lễ này mang lại nhé!
Còn được gọi là Tết Đoàn viên, Tết Trung Thu chính là biểu trưng cho sự gắn kết, yêu thương giữa các thế hệ. Khi ánh trăng sáng cũng là lúc các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức bánh trung thu, lắng nghe lời dạy bảo của ông bà và kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc sống.
Bạn biết đấy, những “nghệ sĩ” múa lân trung thu có thể ghé thăm nhà bạn bất cứ lúc nào. Khi ấy, tiếng cười trong gia đình sẽ càng thêm rộn rã và không khí vui tươi, đầm ấm này chính là ý nghĩa sâu sắc nhất của ngày Tết Trung thu.
Tết Trung Thu còn là thời điểm để các em thiếu nhi tha hồ khám phá, tham gia các hoạt động vui chơi như rước đèn, phá cỗ. Các ông bố, bà mẹ thường chọn dịp này để đưa con trẻ đến các địa điểm vui chơi, đặc biệt là địa điểm múa lân trung thu thường khiến các bé đặc biệt thích thú.
Ngày rằm tháng Tám chính là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm, đồng thời cũng là mùa thu hoạch lúa. Người xưa thường xem lương thực và sự ấm no là điều trân quý, vì vậy thời gian này được chọn làm Tết Trung thu, là dịp để ông cha ta ăn mừng sự đủ đầy và nuôi hy vọng cho những mùa gặt sau.
Mách nhỏ cho bạn, bánh trung thu hình tròn biểu trưng cho vầng trăng và sự vẹn nguyên, viên mãn. Bánh trung thu hình vuông thì đại diện cho trời đất, tự do và hạnh phúc của con người. Sau này bánh được biến tấu thành nhiều hình dạng như đầu lân và hoa sen.
Dù xã hội ngày càng phát triển, Tết Trung thu vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống và ý nghĩa đoàn viên. Đặc biệt hơn, các loại bánh trung thu ngày càng trở nên sáng tạo với công thức và nguyên liệu mới, nổi bật như bánh trung thu lava, bánh trung thu nhân mochi, hay bánh trung thu in hoa nổi 3D.
Bên cạnh đó, nghệ thuật múa lân trung thu cũng được phát triển mạnh mẽ. Hằng năm cứ vào dịp Tết trăng rằm, các đội lân tài năng từ khắp nơi trên tổ quốc cùng nhau hội ngộ và tranh tài, thể hiện kỹ thuật và những màn nhào lộn mãn nhãn.
Tết Trung thu từ lâu đã là dịp lễ quan trọng, tôn vinh sự đoàn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Dù xã hội ngày càng phát triển hiện đại, những giá trị truyền thống như sum vầy, thưởng thức bánh trung thu và cùng nhau phá cỗ vẫn được gìn giữ.
Bên cạnh đó, những hoạt động sôi nổi như múa lân trung thu không chỉ thu hút trẻ nhỏ mà còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng. Tết Trung thu ngày nay đã trở nên phong phú hơn với nhiều yếu tố hiện đại, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi về sự đủ đầy, vẹn nguyên.
______________________________
𝐋𝐄 𝐒𝐀𝐍𝐃𝐒 𝐎𝐂𝐄𝐀𝐍𝐅𝐑𝐎𝐍𝐓 𝐃𝐀𝐍𝐀𝐍𝐆 𝐇𝐎𝐓𝐄𝐋 – 𝐖𝐡𝐞𝐫𝐞 𝐈𝐧𝐝𝐮𝐥𝐠𝐞𝐧𝐜𝐞 𝐁𝐞𝐠𝐢𝐧𝐬
Địa chỉ: 28 Võ Nguyên Giáp, Mân Thái, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline: 0236 381 8688
Email: info@lesandshotel.com
Website: https://lesandshotel.com
Fanpage: https://www.facebook.com/lesandsoceanfrontdananghotel